Ảnh minh họa: AFP |
Tất cả các dạng thuốc lá đều có hại và không có mức độ phơi nhiễm thuốc lá nào là an toàn. Hút thuốc lá là hình thức sử dụng thuốc lá phổ biến nhất trên toàn thế giới. Các sản phẩm thuốc lá khác bao gồm thuốc lào, các sản phẩm thuốc lá không khói khác nhau, xì gà, thuốc lá cuộn, thuốc lào, thuốc lá đinh hương (kreteks) và thuốc lá vị kẹo (bidis).
Hơn 80% trong số 1,3 tỷ người sử dụng thuốc lá trên toàn thế giới sống ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, nơi gánh nặng bệnh tật và tử vong liên quan đến thuốc lá là nặng nề nhất. Sử dụng thuốc lá góp phần gây ra đói nghèo bằng cách chuyển hướng chi tiêu của hộ gia đình từ các nhu cầu cơ bản như thực phẩm và chỗ ở sang thuốc lá.
Chi phí kinh tế của việc sử dụng thuốc lá là rất lớn và bao gồm chi phí chăm sóc sức khỏe để điều trị các bệnh do sử dụng thuốc lá gây ra cũng như nguồn nhân lực bị mất do bệnh tật và tử vong do thuốc lá.
Những khuyến nghị giúp giảm nhu cầu về thuốc lá
Bảo vệ cộng đồng khỏi hút thuốc thụ động
Khói thuốc lá thụ động là khói được thải ra từ đầu đốt của điếu thuốc hoặc từ các sản phẩm thuốc lá hút khác (chẳng hạn như bida và tẩu thuốc) và khói do người hút thở ra. Hơn 4000 chất hóa học đã được xác định trong khói thuốc lá và không có mức độ an toàn khi tiếp xúc với khói thuốc lá thụ động.
Khói thuốc lá là sự kết hợp của khói từ đầu điếu thuốc đang cháy và khói thuốc do người hút thuốc lá thở ra. Khói thuốc chứa hơn 7.000 chất hóa học, hàng trăm chất độc và khoảng 70 chất có thể gây ung thư. Một số bệnh lý do khói thuốc gây ra ở người lớn bao gồm bệnh mạch vành, đột quỵ và ung thư phổi,... Mặt khác, hút thuốc trong thời kỳ mang thai dẫn đến hơn 1.000 trẻ sơ sinh tử vong hàng năm. Khói thuốc lá không những ảnh hưởng sức khỏe người lớn mà còn ảnh hưởng sức khỏe ở trẻ sơ sinh và trẻ em bao gồm các cơn hen suyễn thường xuyên và nghiêm trọng hơn, nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng tai và chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).
Dựa trên các bằng chứng khoa học, Hội nghị các Bên tham gia Công ước Khung về Kiểm soát Thuốc lá của WHO (WHO FCTC) đã kết luận rằng môi trường 100% không khói thuốc là cách duy nhất đã được chứng minh để bảo vệ đầy đủ sức khỏe của con người khỏi tác hại của hút thuốc thụ động.
Cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh
Cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh hoặc đồ họa lớn, bao gồm cả bao bì đơn giản, với thông điệp gây ấn tượng mạnh có thể thuyết phục những người hút thuốc bảo vệ sức khỏe của những người không hút thuốc bằng cách không hút thuốc trong nhà, tăng cường tuân thủ luật cấm hút thuốc và khuyến khích nhiều người bỏ thuốc lá hơn. Các nghiên cứu cho thấy những cảnh báo bằng hình ảnh làm tăng đáng kể nhận thức của mọi người về tác hại của việc sử dụng thuốc lá. Các chiến dịch truyền thông đại chúng cũng có thể làm giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá bằng cách thúc đẩy việc bảo vệ những người không hút thuốc và thuyết phục mọi người ngừng sử dụng thuốc lá.
Quảng cáo thuốc lá
Các lệnh cấm toàn diện đối với quảng cáo, khuyến mại và tài trợ thuốc lá có thể làm giảm tiêu thụ thuốc lá. Lệnh cấm toàn diện bao gồm cả hình thức quảng cáo trực tiếp và gián tiếp. Trong đó: Các hình thức trực tiếp bao gồm quảng cáo trên truyền hình, đài phát thanh, ấn phẩm in ấn, bảng quảng cáo và các nền tảng truyền thông xã hội. Các hình thức gián tiếp bao gồm chia sẻ thương hiệu, mở rộng thương hiệu, phân phối miễn phí, giảm giá, trưng bày sản phẩm tại điểm bán, tài trợ và các hoạt động khuyến mại núp dưới hình thức các chương trình trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Tăng thuế đối với mặt hàng thuốc lá
Đánh thuế đối với thuốc lá cách hiệu quả nhất để giảm việc sử dụng thuốc lá và chi phí chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là ở thanh niên và những người có thu nhập thấp, đồng thời tăng doanh thu ở nhiều quốc gia. Việc tăng thuế cần phải đủ cao để đẩy giá cả lên trên mức tăng thu nhập. Theo tính toán, giá thuốc lá tăng 10% làm giảm tiêu thụ thuốc lá khoảng 4% ở các nước thu nhập cao, trong khi mức giảm này vào khoảng 5% ở các nước thu nhập thấp và trung bình.
Tránh thuế và trốn thuế làm suy yếu hiệu quả của các chính sách kiểm soát thuốc lá. Những người làm trong ngành công nghiệp thuốc lá thường lập luận rằng thuế sản phẩm thuốc lá cao dẫn đến trốn thuế. Tuy nhiên, kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy tình trạng buôn bán bất hợp pháp có thể được xóa bỏ ngay cả khi thuế và giá thuốc lá được tăng lên.
Hỗ trợ bỏ thuốc lá
Khi người sử dụng thuốc lá nhận thức được sự nguy hiểm của thuốc lá, hầu hết họ sẽ đều muốn bỏ thuốc lá. Tuy nhiên, nicotine chứa trên các sản phẩm thuốc lá có khả năng gây nghiện cao và nếu không có hỗ trợ cai nghiện thì chỉ 4% người dùng cố gắng bỏ thuốc lá sẽ thành công. Sự hỗ trợ chuyên nghiệp và các loại thuốc cai thuốc đã được chứng minh có thể tăng gấp đôi cơ hội bỏ thuốc lá thành công của người dùng thuốc lá.
Thuốc lá có thể gây ra những hệ lụy nghiêm trọng đối với kinh tế và sức khỏe con người, nhưng nó cũng có thể ngăn ngừa được. Năm 2003, các quốc gia thành viên của WHO đã nhất trí thông qua Công ước khung của WHO về kiểm soát thuốc lá (WHO FCTC). Có hiệu lực từ năm 2005, WHO FCTC hiện có 182 nước tham gia, chiếm hơn 90% dân số thế giới. Năm 2007, WHO đã giới thiệu một cách thực tế, hiệu quả về chi phí để mở rộng quy mô thực hiện biện pháp giảm nhu cầu thuốc lá theo WHO FCTC được biết đến là biện pháp MPOWER với 6 nội dung: Giám sát các chính sách phòng ngừa và sử dụng thuốc lá Bảo vệ mọi người khỏi tác hại của việc sử dụng thuốc lá Trợ giúp người khác từ bỏ thuốc lá Cảnh báo về sự nguy hiểm của thuốc lá Thực thi các lệnh cấm quảng cáo, khuyến mại và tài trợ thuốc lá Tăng thuế thuốc lá. |